Sự Chuyển Hóa Protein Trong Cơ Thể, Trao Đổi Chất

Protein được xem là thành phần không thể thiếu đối với sự hình thành, duy trì, tái tạo các tế bào để duy trì sự sống của cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không hiểu rõ vai trò của thành phần này cũng như tác động của việc thừa (thiếu) protein gây ra. Bài viết sau sẽ giúp bạn bổ sung phần thông tin còn thiếu hụt ấy.

Bạn đang xem: Chuyển hóa protein trong cơ thể

1. Vì sao cơ thể cần có protein?

Protein hay còn gọi là chất đạm - một loại hợp chất hữu cơ có vai trò tổng hợp các chuỗi axit amin để xây dựng nên tế bào cơ. Cơ thể mỗi người không thể thiếu protein bởi nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể và gen di truyền.

*

Protein là thành phần không thể thiếu đối với sự sống của con người

Protein chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể người bình thường, nó được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên cơ thể: tóc, xương, da, cơ,... Muốn duy trì sự sống của enzyme thì đây là một yếu tố không thể thiếu. Mặt khác, hầu hết hormone trong cơ thể đều là protein, giữ nhiệm vụ điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào để cơ thể có được sự hấp thụ và phát triển tốt nhất. Cuối cùng, đây còn là chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.

Điều đáng nói là, sau khi được tạo ra, mỗi loại protein chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là vài phút, nhiều nhất là vài năm). Sau đó, nó thoái hóa đi và tiếp tục tái sinh thông qua quá trình luân chuyển protein của bộ máy tế bào. Vì thế, nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ protein thì theo thời gian, nhiều quá trình sẽ bị chậm lại, một số cơ quan giảm kích thước nên vận hành không tốt, sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng,...

2. Những lợi ích cụ thể mà protein mang lại cho cơ thể

2.1. Chăm sóc làn da

Đối với làn da, collagen được xem là 1 loại protein dạng sợi giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp da được phục hồi và tái sinh. Sự trẻ hóa, giảm nếp nhăn của làn da phụ thuộc rất nhiều vào collagen trong cơ thể.

2.2. Cải thiện sức khỏe xương và cơ bắp

Nếu tập luyện nặng, protein dưới dạng collagen trong cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương khớp và giữ cho chúng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, protein cũng đóng vai trò rất quan trọng với việc xây dựng các khối cơ trong cơ thể vì chúng có ở các mô cơ dưới nhiều dạng vi chất. Yếu tố chính làm nên sự phát triển của cơ là sự đầy đủ của protein trong cơ thể.

2.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Cơ thể bị bệnh là do sự xâm nhập của các dị nguyên. Nhờ có protein mà cơ thể có được khả năng tự bảo vệ trước sự tấn công này. Không những thế, protein còn có khả năng phát hiện ra kẻ thù của cơ thể và phản ứng lại để nhận diện chúng thuộc nhóm nào sau đó tạo ra các kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên ấy.

*

Protein tạo lá chắn bảo vệ hệ miễn dịch trước sự tấn công của tác nhân gây hại

2.4. Cải thiện hệ thần kinh

Hệ thần kinh muốn hoạt động trơn tru cần phải có protein. Điều này được giải thích như sau: các protein thụ thể giúp hỗ trợ truyền tín hiệu đến tế bào rồi điều chỉnh chính hệ thần kinh trung ương của con người.

2.5. Cân bằng chất lỏng

Đối với hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh cũng như nhiều cơ quan khác của cơ thể, cân bằng chất lỏng giữ vai trò rất quan trọng. Tình trạng mất cân bằng chất lỏng xảy ra khi lượng protein nạp vào cơ thể giảm xuống. Hệ lụy kéo theo từ đó chính là hiện tượng phù nề.

2.6. Cân bằng hormone, cung cấp năng lượng cho cơ thể

Enzyme được xem là một loại protein xúc tác giữ vai trò quan trọng với mọi phản ứng và quá trình sinh hóa của cơ thể. Ngoài ra, glucagon, insulin, hormone tăng trưởng cũng là loại hormone tồn tại dưới dạng protein có vai trò rất cần thiết với chức năng hoạt động của cơ thể.

Không những thế, protein còn cấu thành nên các enzyme hoạt động như chất xúc tác sinh học giữ nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Ở phương diện này, protein được xem là nguồn cung cấp calo tuyệt vời. Khi cơ thể không được cung cấp protein tức là nó đã bị mất đi nguồn năng lượng để đảm bảo tốt cho mọi hoạt động của mình.

2.7. Vận chuyển và lưu trữ các chất

Đối với màng tế bào, protein đảm nhận vai trò lưu trữ và vận chuyển nhiều chất khác nhau. Nhờ có nó mà máu được lưu thông trơn tru, các tế bào của cơ thể được nuôi dưỡng.

3. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu Protein là gì?

Chính vì những lợi ích quan trọng của Protein như đã nói đến ở trên nên mỗi người trong chúng ta cần phải lưu ý đến dấu hiệu cảnh báo thiếu protein để có biện pháp điều chỉnh hiệu quả. Các dấu hiệu này bao gồm:

- Cơ bắp phát triển chậm, không phát triển hoặc bị teo.

- Chân tay và cơ thể trong tình trạng kiệt sức, mệt mỏi.

- Hệ miễn dịch yếu.

- Không tăng cân, phù nề, yếu cơ.

- Dễ mắc bệnh.

4. Thừa protein có bị làm sao không?

Tuy protein là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể nhưng điều đó không có nghĩa là nạp nhiều protein là tốt. Khi cơ thể bị dư hàm lượng protein sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe:

*

Dư thừa nitơ do dung nạp quá nhiều protein có thể gây suy thận

- Dư thừa cân nặng dẫn đến béo phì.

- Khó tiêu, đường ruột khó chịu.

Xem thêm: Đội hình tây ban nha 2012 : tây ban nha bảo vệ thành công ngôi vô địch

- Táo bón.

- Mất nước.

- Ảnh hưởng xấu đến thận, bị suy thận bởi nitơ trữ lại ở đây quá nhiều.

- Tiêu chảy.

- Đau đầu, buồn nôn.

- Diễn tiến nhiều bệnh lý mạn tính như: bệnh gút, tim mạch, tiểu đường, loãng xương, ung thư,...

Cái gì quá cũng không tốt, đặc biệt là những trường hợp sau, tốt nhất không nên ăn nhiều protein: mắc bệnh gan, thận; nhịn đói lâu ngày; mắc bệnh Gout; bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho việc chuyển hóa protein gồm arginine, glucose, glutamine, folate, vitamin B6 và B12; hàm lượng carbohydrate thấp.

Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này bạn đọc đã hiểu hơn được ý nghĩa của protein đối với cơ thể cũng như tác hại của việc bắt cơ thể dung nạp quá nhiều protein. Nếu còn thắc mắc nào khác, các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể hơn.

Giới thiệu
Về bệnh viện Tổ chức
Bệnh viện
Các phòng chức năng Các khoa lâm sàng
Khám-Cấp cứu Hệ nội Hệ Ngoại Sản Các khoa cận lâm sàng Tin tức
Sự kiện Khám bệnhchữa bệnh Đào tạo
NCKH Chỉ đạotuyến Hợp tácquốc tế
Từ tháng 10 năm 2022 khoa Ung Bướu triển khai điều trị ung thư bằng máy xạ trị gia tốc tuyến tính. Từ tháng 7 năm 2022, Khoa Phụ Sản triển khai khám, tư vấn và điều trị hiếm muộn, hotline 0235.3821090.

Bs Huỳnh Ngọc Long Vũ -

Liệu pháp dinh dưỡng từ lâu đã được công nhận là một phần quan trọng trong điều trị bệnh nhân nặng, tất cả bệnh nhân nặng nằm ICU hơn 48 giờ nên được coi là có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và nên được điều trị bằng liệu pháp dinh dưỡng. Protein chắc chắn là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong đó. Bằng chứng tích lũy đến hiện tại cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng protein và tác động của nó đối với kết quả lâm sàng của bệnh nhân bị bệnh nặng. Việc cung cấp đầy đủ protein có thể có tác động cao hơn so với việc cung cấp calo.

1. Thay đổi trao đổi chất theo các giai đoạn của một bệnh nhân nặng:

Giai đoạn cấp tính:

+ Pha đầu của giai đoạn cấp: từ 24-48 giờ đầu tiên. Trong pha này, bệnh nhân trải qua giai đoạn giảm chuyển hóa, trạng thái trao đổi chất phản ứng với tình trạng giảm tưới máu mô và co mạch. Quá trình nổi bật nhất lúc này là sự ly giải glycogen ở gan để đáp ứng với sự tăng catecholamines.

+ Pha sau của giai đoạn cấp: kéo dài từ sau 48 giờ đến ngày thứ 7. Phản ứng dị hóa tăng lên và xảy ra sự phân hủy các thành phần dự trữ của cơ thể, bao gồm cả protein. Cơ thể không cần protein làm nhiên liệu nhưng cần protein để tăng khối lượng tế bào trong quá trình tăng trưởng, phục hồi hoặc thích nghi trong điều kiện ổn định. Tuy nhiên, protein trở thành chất sinh năng lượng chính trong giai đoạn dị hóa của bệnh nặng. Cơ thể con người không có bất kỳ “kho dự trữ protein” nào; tất cả các protein trong cơ thể tồn tại cho mục đích cấu trúc hoặc chức năng. Một quá trình dị hóa nhanh chóng các protein trong cơ thể, đặc biệt xảy ra ở cơ xương, đã được chứng minh. Mất cơ được cho là do vận chuyển axit amin từ ngoại vi đến các cơ quan quan trọng, đặc biệt là ruột và gan, để tạo đường, tổng hợp protein và chất nền cho các tế bào miễn dịch. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Puthucheary và cộng sự (nghiên cứu MUSCLE) đã công nhận tình trạng mất cơ xương cấp tính xảy ra sớm và nhanh chóng trong tuần đầu tiên của bệnh nặng và có mối tương quan cao với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài hệ giao cảm, các đáp ứng với thần kinh-nội tiết và quá trình viêm cũng góp phần vào sự tiêu thụ protein (hình 1).

*

Giai đoạn hậu cấp tính: Những bệnh nhân sống sót qua giai đoạn cấp tính của bệnh nặng sẽ chuyển sang giai đoạn hậu cấp tính, tức là giai đoạn phục hồi hoặc bệnh nặng kéo dài. Nếu căn nguyên của bệnh được giải quyết và loại bỏ đúng cách, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn phục hồi. Lúc này, cả nhu cầu năng lượng và nhu cầu protein đều tăng lên để thay thế khối lượng cơ thể bị mất trong giai đoạn cấp tính. Quá trình đồng hóa được quan sát thấy trong giai đoạn này.

Nếu không giải quyết được căn nguyên của bệnh, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn bệnh nặng kéo dài. Phản ứng sinh lý trong giai đoạn này khác rất nhiều so với trong giai đoạn cấp tính. Về khía cạnh thần kinh nội tiết, sự suy giảm chức năng là biểu hiện chính. Các con đường chính của hệ thống thần kinh nội tiết tham gia vào quá trình trao đổi chất, bao gồm trục hormone tăng trưởng, trục tuyến yên-tuyến giáp, trục tuyến yên-vỏ thượng thận, thường bị ức chế. Những bệnh nhân mắc bệnh nặng kéo dài bị dị hóa hơn là đồng hóa và phục hồi cấu trúc cơ thể cũng như khối lượng cơ thể bị mất. Phản ứng miễn dịch của cytokine không đáng kể trong giai đoạn cấp nhưng có vai trò quan trọng khi bệnh kéo dài. Trong khi bão cytokine là đặc trưng cho giai đoạn cấp tính, tình trạng miễn dịch thường trở lại trạng thái cân bằng trong giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, khi bệnh nhân mắc bệnh nặng kéo dài, hệ thống miễn dịch của họ rơi vào một tình trạng gọi là hội chứng viêm/ức chế miễn dịch và dị hóa kéo dài (PICS). PICS được đặc trưng bởi nồng độ protein phản ứng C tăng rõ rệt, tăng bạch cầu trung tính và giải phóng các tế bào tủy chưa trưởng thành. Rosenthal và cộng sự đã chứng minh rằng những bệnh nhân mắc PICS có tình trạng viêm dai dẳng (nồng độ IL-6 và IL-8 tăng cao) và ức chế miễn dịch (giảm số lượng tế bào lympho). Việc phục hồi cân bằng nội môi trao đổi chất đã thất bại và quá trình dị hóa vẫn tồn tại.

2. Hậu quả của sự thiếu protein

Mất cơ là một dấu hiệu cho của tình trạng thiếu protein và là yếu tố dự báo kết quả lâm sàng. Mất hơn 10% khối lượng cơ sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng, mất hơn 20% khối lượng cơ sẽ làm giảm quá trình lành vết thương và tăng yếu cơ. Khi khối lượng cơ của cơ thể mất từ 30% trở lên, tốc độ lành vết thương sẽ giảm cho đến khi khối lượng cơ phục hồi.

Một nghiên cứu thuần tập tương lai liên quan đến 113 bệnh nhân ICU cũng báo cáo rằng nhóm cung cấp ít protein/axit amin có liên quan đến tỷ lệ tử vong trong 28 ngày cao hơn so với nhóm cung cấp nhiều protein/axit amin. Elke và cộng sự đã nghiên cứu 2270 bệnh nhân nguy kịch với chẩn đoán nhiễm trùng huyết/viêm phổi được đưa vào ICU ≥ 3 ngày, thở máy trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện ICU và chỉ được nuôi dưỡng qua đường ruột. Kết quả cho thấy rằng việc cung cấp thêm 30 gram protein mỗi ngày giúp giảm tỷ lệ tử vong trong 60 ngày và số ngày thở máy. Một nghiên cứu quốc tế đa trung tâm khác do Nicolo và cộng sự thực hiện đã báo cáo một nhóm gồm 1584 bệnh nhân nằm ICU ≥ 12 ngày. Các tác giả đã báo cáo rằng thời gian để xuất viện còn sống (TDA) ngắn hơn ở những bệnh nhân được cung cấp đủ protein (lượng tiêu thụ ≥80% lượng mục tiêu) so với những bệnh nhân không được kê đơn (


, 1,25; 95% CI, 1,04 –1,49). Tóm lại, thiếu hụt protein ở những bệnh nhân bị bệnh nặng có thể liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn, tiên lượng xấu hơn và việc phục hồi tình trạng thiếu hụt protein có thể cải thiện kết quả lâm sàng.

Ngoài tỷ lệ tử vong ngắn hạn gia tăng, tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu protein cũng có tác động tiêu cực đến tỷ lệ sống lâu dài và kết quả sau xuất viện, tăng tỉ lệ tử vong sau khi xuất viện, tỉ lệ tái nhập viện.

3. Cung cấp protein ở bệnh nhân ICU

Giai đoạn cấp:

Nhìn chung, dinh dưỡng qua đường ruột (EN) được coi là ưu việt hơn dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa (PN) và EN nên được bắt đầu sớm (trong vòng 48 giờ) ở bệnh nhân trưởng thành bị bệnh nặng. Mục tiêu calo/protein được xác định để dần dần đạt được hơn 70% năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi (REE) nhưng không đạt 100% trong pha đầu giai đoạn cấp tính của bệnh nặng. Trong pha sau của giai đoạn cấp tính, EN hoặc PN đầy đủ sẽ tăng dần đến khi đạt được trong vòng ba đến bảy ngày. Các mục tiêu protein tăng dần đến 1,3 g/kg hoặc 1,2 đến 2,0 g/kg protein mỗi ngày, được khuyến nghị cho những bệnh nhân bị bệnh nặng trong các hướng dẫn hiện hành.

*

Cung cấp axit amin PN bổ sung

Nếu một bệnh nhân không thể dung nạp ăn đường miệng hoặc ăn đường miệng bị chống chỉ định ở bệnh nhân, sự đồng thuận hiện tại cho thấy rằng PN nên được thực hiện trong vòng ba đến bảy ngày. Cung cấp axit amin ngoài đường tiêu hóa có thể là một giải pháp thay thế cho sữa công thức đường tiêu hóa và liều lượng khuyến cáo là tương tự.

*

Giai đoạn sau cấp tính:

Như đã đề cập trong phần về giai đoạn phục hồi của giai đoạn hậu cấp tính, cả nhu cầu năng lượng và protein đều tăng lên để thay thế khối lượng cơ thể bị mất trong giai đoạn cấp tính. Trong giai đoạn hậu cấp tính này, hoạt động và tập thể dục tăng lên. Do đó, lượng calo mục tiêu có thể tăng lên 125–150% giá trị ước tính và mục tiêu protein có thể tăng lên 1,5–2,5 g/kg/ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân thường được ra khỏi ICU và bắt đầu uống thuốc. Do đó, các bác sĩ lâm sàng nên theo dõi lượng ăn uống của bệnh nhân để tránh cung cấp thiếu protein. Đảm bảo rằng sonde dạ dày không bị tháo ra quá sớm hoặc cung cấp các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng có thể giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, nếu không giải quyết được căn nguyên của bệnh, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn bệnh nặng kéo dài và PICS có thể phát triển. Như đã đề cập ở trên, bệnh nhân PICS bị viêm và dị hóa cấp độ thấp kéo dài dẫn đến mất khối lượng cơ. Hỗ trợ dinh dưỡng ở những bệnh nhân này tương tự như ở những bệnh nhân bị thiểu cơ hoặc suy mòn do ung thư, và việc cung cấp 1,5–2,0 g/kg/ngày protein có thể phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.