Bạn không muốn đến lớp và đang tìm cách để bị sốt cao đơn giản nhất? Bạn muốn tránh mặt một số người và muốn lấy lý do bị ốm? Bạn lo lắng những phương pháp thông thường có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong khi bạn chỉ muốn một trận sốt đơn giản? Trong bài viết này, bạn sẽ được biết những thủ thuật để “bị sốt cao” đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Bạn đang xem: Làm sao để bị bệnh sốt
1. Tăng nhiệt độ nhiệt kế bằng nước nóng
Bạn hãy để nhiệt kế dưới vòi nước nóng đang chảy. Hoặc để đầu kim loại của nhiệt kế ngâm trong nước nóng. Làm như vậy, nhiệt độ trên nhiệt kế sẽ tăng lên. Chú ý đừng để nước quá nóng có thể gây nguy hiểm. Hơn nữa, nhiệt độ tăng quá cao cũng khiến trò lừa của bạn bị dễ bị phát hiện.2. Lắc nhiệt kế thủy ngân để tăng số đo nhiệt độ
Nhiệt kế thủy ngân có một đầu là kim loại, đầu kia là thủy tinh có in các con số. Với cách này, bạn hãy cầm đầu kim loại của nhiệt kế và lắc với một lực vừa phải. Hướng đầu kia xuống sàn và lắc đến khi chỉ số trên nhiệt kế tăng lên.3. Tăng số đo nhiệt kế điện tử bằng cách “thủ công”
Với nhiệt kế điện tử, bạn hãy chà xát nó giữa hai tay. Hơi ấm từ tay truyền sang sẽ làm nhiệt kế tăng nhiệt độ.4. Làm nóng trán
Khi để chai nước nóng hoặc túi chườm nóng lên trán, hãy cẩn thận nhiệt độ quá cao có thể khiến bạn bị bỏng. Bạn có thể lấy một cái khăn, một tấm vải đặt lên trán ngăn cách với chai nước hoặc túi chườm để tránh bị đỏ hay phồng rộp làn da của mình.5. Ăn các thức ăn cay
Thức ăn cay có thể làm ấm cơ thể trong những ngày lạnh thì bạn cũng có thể áp dụng nó để làm tăng nhiệt độ có thể. Khi ăn hơi cay quá, toàn thân bạn sẽ nóng, mặt đỏ và đổ mồ hôi rất giống bị ốm.6. Tập thể dục làm cho mặt đỏ bừng lên
Khi vận động mạnh, nhịp tim tăng lên, mặt bạn sẽ đỏ bừng như đang ốm. Cách này được áp dụng nếu bạn bị kiểm tra ngay lập tức. Nếu để thời gian qua lâu, sức của bạn được hồi lại và bạn sẽ không còn “bị sốt” nữa.7. Làm giả mồ hôi
Bạn có thể vẩy nước lên mặt hoặc sử dụng bình xịt nước để người khác tưởng mồ hôi. Hãy chú ý biểu cảm gương mặt uể oải, mệt mỏi nhé.8. Kêu lạnh chứ đừng kêu nóng
Cố gắng đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo nhưng vẫn trả vờ rên hừ hừ vì lạnh. Tuy nhiên đừng diễn lố quá như kêu gào thảm thiết sẽ khiến người khác lo lắng mà đưa bạn đi viện luôn đấy.9. Ra vẻ mệt mỏi
Các cách trên đều sẽ vô tác dụng nếu gương mặt bạn vẫn tươi tỉnh, tràn đầy sức sống. Hãy cố gắng “diễn” một vẻ mặt mệt mỏi, thần sắc yếu ớt để củng cố thêm niềm tin cho người khác là bạn đang ốm.10. Giả vờ chán ăn
Khi bị ốm, miệng thường trở nên đắt ngắt không muốn ăn gì. Vì vậy, bạn hãy trả vờ ăn uống khó khăn, chán ăn và thậm chí không ăn nổi. Khi áp dụng cách này, bạn nên “lén lút” ăn gì đó lót dạ để dễ dàng vượt qua cám dỗ của cơn đói nhé. Hơn nữa, chỉ nên giả vờ nhịn ăn nếu không bạn có thể bị ốm thật sự đấy.11. Sụt sịt, hắt xì giả vờ bị cảm lạnh
Cách này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất dễ lộ đấy nhé. Hãy tự đánh giá xem bản thân có thể bắt chước như thật đến mức độ nào rồi hãy làm theo.12. Làm giả bãi nôn
Bạn có thể học rất nhiều công thức làm giả bãi nôn trên mạng. Nhưng nên nhớ hãy chọn cách làm giả sao cho giống với những thứ bạn đã ăn gần đây để tránh việc bại lộ nhé.13. Giả vờ bị ho, khàn giọng
Bạn có thể trả vờ hạ giọng trầm xuống, nói chuyện khó khăn để người khác tưởng như bạn đang bị khản tiếng. Thỉnh thoảng hãy chen vào một vài tiếng ho làm “hiệu ứng” trở nên thật hơn.14. Giả vờ đau đầu
Cách này rất dễ thực hiện mà cũng khó bại lộ. Bạn chỉ cần ôm đầu hoặc thậm chí chỉ cần tỏ ra mệt mỏi và kêu đau đầu là được. Để tránh bị lộ, hãy kết hợp với việc làm nóng trán trước vì có thể mọi người sẽ sờ trán của bạn.Xem thêm: Du Lịch Và Khám Phá 10 Kỳ Quan Nhân Tạo Cổ Đại Đẹp Nhất Thế Giới
Tổng Kết
Trên đây là 14 cách để bị sốt cao đánh lừa người khác bạn đang bị ốm. Trên thực tế, bạn hãy tự nhìn nhận sự việc xem có đáng để bạn phải lừa dối mọi người như vậy hay không trước nhé. Và hãy nghĩ đến hậu quả cũng như cách giải quyết nếu không may bị phát hiện.Bài viết thuộc tác giả trang2k2 - thành viên Cộng đồng phụ nữ Việt Nam! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sỹ Đinh Thị Mỹ Hạnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế ema.edu.vn Central Park.
Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể, thường gây ra do nhiễm ký sinh trùng hoặc virus. Phản ứng sốt nói chung vô hại và là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang chống lại tác nhân gây bệnh. Sốt thường không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và muốn được hạ sốt nhanh chóng.
Thân nhiệt con người là 37o
C. Tuy nhiên trên thực tế, mức nhiệt bình thường có thể dao động trong khoảng từ 36,1 độ C đến 37,2 độ C hoặc hơn. Theo đó, sự thay đổi thân nhiệt tùy thuộc vào mức độ hoạt động và thời điểm đo trong ngày. Thông thường, người già có nhiệt độ cơ thể thấp hơn người trẻ.
Dấu hiệu đo thân nhiệt cho thấy cần tìm cách hạ sốt gấp bao gồm:
Nhiệt độ tại trực tràng, tai hoặc thái dương từ 38 độ C trở lên;Nhiệt độ ở miệng từ 37,8 độ C trở lên;Nhiệt độ tại nách từ 37,2 độ C trở lên.Khi người lớn hoặc trẻ em bị sốt, mục tiêu chính của việc hạ sốt nhanh tại nhà là giảm bớt sự khó chịu và bệnh nhân có thể nghỉ ngơi. Điều trị sốt có thể cải thiện triệu chứng nhưng không thể rút ngắn hay kéo dài thời gian bệnh. Nhiệt độ cơ thể tăng ngắn hạn có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, sốt nặng có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Những lời khuyên sau đây là cách để hạ sốt hiệu quả tại nhà:
Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoải mái;Đắp chăn nếu cảm thấy ớn lạnh, cho đến khi triệu chứng này biến mất;Không nên cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cho đến khi được bác sĩ khám và chẩn đoán.Cách hạ sốt với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
Cách hạ sốt với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
Cách hạ sốt với người lớn
Sốt ở người lớn trên 65 tuổi thường không cần đến một chế độ điều trị đặc biệt. Tuy vậy, bệnh nhân cao tuổi vẫn nên đề phòng các triệu chứng như khó thở hay chóng mặt. Nếu gặp phải những triệu chứng như vậy, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Trường hợp sốt kèm theo tình trạng suy giảm hệ miễn dịch (người mắc bệnh HIV, ung thư hoặc các bệnh tự miễn), bệnh nhân cần đến bệnh viện để tìm cách xử lý thích hợp.
Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đôi khi, tình trạng nhiễm trùng chuyển biến sang thể nguy hiểm rất nhanh và khó điều trị. Do đó, đặc biệt với những bệnh nhân sốt có hệ thống miễn dịch suy giảm, việc hỗ trợ và chăm sóc y tế là rất quan trọng và cần được thực hiện sớm.
4.1. Kết hợp nhiều loại thuốc
Khi chưa nhận diện được nguyên nhân gây ra sốt, không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau và xem đó như một cách hạ sốt gấp. Việc sử dụng paracetamol kết hợp ibuprofen là tuyệt đối cấm nếu bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, phối hợp 2 hay nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau có nguy cơ bị quá liều thuốc và gây tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là loét dạ dày.
Đối với trẻ em, phụ huynh không được tùy tiện phối hợp thuốc để hạ sốt nhanh cho con. Hoạt chất ibuprofen mặc dù có tác dụng hạ sốt, nhưng không phải là nhóm thuốc ưu tiên dùng cho đối tượng trẻ em. Việc tự ý phối hợp thuốc có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, nhất là với các trẻ bị sốt do nhiễm trùng. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sốt xuất huyết vào mùa nắng nóng. Trong khi đó, các loại thuốc hạ sốt thông thường sẽ không có tác dụng với bệnh nhân sốt xuất huyết, một số còn bị chống chỉ định do có nguy cơ gây ra xuất huyết trầm trọng.
Để hỗ trợ hạ sốt nhanh và hiệu quả, loại thuốc được ưu tiên dùng hàng đầu, ít tác dụng phụ với trẻ nhất vẫn là acetaminophen (paracetamol). Tuy nhiên, phụ huynh cần phải chú ý về liều lượng, số lần dùng và thời gian dùng thuốc để tránh nguy cơ quá liều.
Khi chưa nhận diện được nguyên nhân gây ra sốt, bệnh nhân không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau
4.2. Tắm nước ấm, chườm khăn ấm, chườm lạnh
Chườm khăn ấm là cách được nhiều phụ huynh áp dụng cho con nhằm mục đích hạ sốt gấp. Tuy những biện pháp này được các bà mẹ tin tưởng là cách hạ sốt nhanh cho trẻ nhưng trên thực tế, các phương pháp vật lý hầu như không có tác dụng làm giảm sốt. Những cách khác như tắm nước ấm, lau người bằng cồn y tế, chườm lạnh đều không được khuyến khích áp dụng cho trẻ em.Tuy không có công dụng hạ sốt nhưng các biện pháp này giúp cho cả phụ huynh và bản thân các bé cảm thấy thoải mái, tinh thần dễ chịu hơn, tránh hoang mang, lo lắng thái quá. Nếu trẻ bị sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng, bị nhiễm trùng hoặc dị ứng với thuốc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu đo thân nhiệt thấy sốt trên 40o
C thì phải vừa cho dùng thuốc vừa đưa trẻ đi viện ngay. Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm gan, vàng da do tắc mật thì không được dùng thuốc tại nhà nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm cách hạ sốt hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
ema.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.