Trong bộ phim hoạt hình “Nàng tiên cá” nổi tiếng của hãng Disney, mụ phù thủy độc ác Ursula đã nói: “Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể.”
Có một vài mẹo khá đơn giản để thực hiện và áp dụng vào đời sống hằng ngày, ví dụ như luôn ghi nhớ phải mỉm cười. Trong khi đó, các kỹ năng khác yêu cầu đòi hỏi sự tinh tế hơn và khá là khó để thuần thục nhưng chắc chắn sẽ rất hữu hiệu nếu bạn thành công. Dưới đây là 8 kỹ năng giao tiếp thông qua cử chỉ mà bạn cần biết:
Ngồi/ đứng đối diện với người mà bạn đang giao tiếp
“Nhiều người vẫn lầm tưởng “đối diện” tức chỉ hai vị trí đối ngược nhau, nhưng thật ra không chỉ đơn giản như vậy. Bạn phải thực sự điều chỉnh cơ thể của mình đối xứng với người mình đang tiếp chuyện. Làm được điều này nghĩa là bạn đang cho thấy sự tôn trọng và đồng tình dành cho người đối diện”, Rosemary Haefner - trưởng phòng nhân sự của Career
Builder nhận định.
Bạn đang xem: Cử chỉ trong giao tiếp
Như đã nói, để làm được điều này bạn cần phải rất tinh tế. Bởi trong một số trường hợp, bạn sẽ bị hiểu nhầm rằng mình đang bắt chước hoặc chế giễu người khác, nhưng đây lại là mẹo cực kỳ hữu hiệu khi bạn tham gia phỏng vấn và cố gắng tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
Bước đi tự tin và dứt khoát
Không phải ai cũng có thể bước một cách tự tin được, rất nhiều người có dáng đi rất vụng về, hoặc cực kỳ e dè.
Để thay đổi dáng đi không phải là chuyện dễ dàng, nhưng nếu tập dần dần và cải thiện được nó, đảm bảo rằng bạn sẽ thay đổi cách nhìn từ mọi người: tự tin, lôi cuốn và đáng tin cậy.
Giao tiếp thông qua ánh mắt
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì thế mà giao tiếp thông qua ánh mắt cực kỳ quan trọng. Những người hay trải qua ưu tư, lo lắng, phân tâm hoặc thiếu trung thực thường hay đảo mắt. Tất nhiên, rất khó để tập trung và giữ vị trí mắt tốt, bởi nó khá là khó chịu và thiếu tự nhiên đối với một số người. Nhưng đó là bài tập giúp bạn cải thiện hiệu quả trong giao tiếp rất tốt.
May mắn thay, có một vài kỹ thuật nho nhỏ khá đơn giản giúp bạn tập luyện được kỹ năng này.
Trong quyển sách “How to talk to anyone”, tác giả và chuyên gia giao tiếp Leil Lowndes khuyên bạn nên “tưởng tượng rằng đôi mắt bạn bị cuốn vào cuộc trò chuyện thân mật, ấm áp với người đối diện.”
Khi bạn thông thạo được mẹo này, bạn sẽ thấy sự tiến triển vượt bậc khi giao tiếp mặt đối mặt với những người khác.
Luôn để bàn tay của bạn được nhìn thấy
Đôi khi bạn không biết phải làm gì với tay của mình khi trò chuyện, đặc biệt nếu bạn thuộc tuýp người dễ lo lắng. Kết quả là, bạn thường cho hai bàn tay vào túi quần trong vô thức, hoặc bắt chéo tay. Điều này cũng dễ hiểu thôi, nhưng thực ra nó lại tạo nên hiệu ứng hình ảnh không được tích cực cho lắm.
Việc luôn để đối phương nhìn thấy đôi bàn tay của bạn, đồng nghĩa rằng bạn không có điều gì giấu diếm. Khi bạn ngỏ lời mời người khác vào nhà, nên sử dụng nhiều cử chỉ giao tiếp mở hơn để tạo niềm tin cho họ. Tránh trường hợp khiến bạn trở nên cẩn thận quá mức - dù cho đó chính xác là những gì bạn cảm thấy tại thời điểm đó.
Đừng lo lắng, nhưng cũng đừng tỏ ra “cứng” quá mức
Một vài người khi lo lắng thường có biểu hiện gõ ngón tay xuống bàn, rung chân hoặc xoắn tóc. Trong khi một vài người khác lại cố gắng tỏ ra bình thường một cách miễn cưỡng. Điều này có thể khiến người đối diện cảm giác rằng bạn đang thiếu trung thực hoặc đang sợ hãi.
Đây có thể chỉ là kiến thức căn bản, nhưng Lillian Glass, chuyên gia phân tích tâm lý đồng thời chuyên gia trong ngành cử chỉ học, người đã từng hợp tác với FBI trong việc phát hiện các dấu hiệu nói dối, đã chia sẻ với trang Business Insider rằng bạn cũng cần phải cẩn thận với những người “án binh bất động”.
Glass cho biết: “Việc ngồi yên khi nói chuyện có thể là dấu hiệu của một “trận chiến” hơn là thể hiện trạng thái “lơ lửng”, như thể bạn đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu sắp diễn ra. Khi bạn giao tiếp bình thường, cơ thể của bạn sẽ trở nên thoải mái, tinh tế và thường có một vài hành động vô thức. Vì vậy, nếu người nói chuyện trở nên cứng nhắc, bồn chồn, thiếu tự nhiên thì nó có thể trở thành dấu hiệu của một vấn đề gì đó.”
Nếu bạn có thể tạo ra sự cân bằng giữa việc hành động tự nhiên và tình trạng “án binh bất động”, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn với người khác.
Ngồi thẳng lưng
Chắc chắn rằng bố mẹ luôn chỉnh sửa tư thế ngồi của bạn khi bạn còn ở lứa tuổi “sáng nắng chiều mưa”. Amanda Augustine, một chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp nói rằng: “Nếu bạn ngồi khom lưng trên ghế, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ hiểu rằng bạn tỏ ra không quan tâm hoặc không có ý định phỏng vấn một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, việc thả lỏng người nằm dài trên ghế còn cho thấy sự thiếu tự tin.”
Hãy thật từ tốn, chậm rãi
Khi cảm thấy lo lắng, bạn rất dễ dàng vô tình tăng tốc mọi thứ, bao gồm cả lời nói và hành động. Tuy nhiên, theo như Peter Economy, một chuyên gia về lãnh đạo, đã viết trong Inc. thì tốt hơn hết bạn nên làm mọi thứ thật chậm rãi.
Economy đã viết: “Khi chúng ta đã biết chính xác việc gì cần làm và chúng ta làm được gì thì cứ thật bình tĩnh để thể hiện. Chúng ta biết ta là ai, và mọi người rồi cũng sẽ biết điều đó.”
Cho nên là, hãy hít một hơi thật sâu, giữ nó chầm chậm, tập trung hơn vào các động tác của bạn trong cuộc phỏng vấn hoặc buổi gặp tiếp theo, nhất định bạn sẽ trông tự tin cũng như tràn đầy năng lực hơn hẳn.
Talent Network là gì?
Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.
Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network? Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc emailHãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!
Tiếp Tục
Hoạt Động Huấn luyện kỹ năng
8 cử chỉ tuyệt đối nên tránh nơi công sở
Đừng biến mình thành người hung hăng, hay thiếu cởi mở vì các động tác không phù hợp - Ảnh: ABC
Mặt mũi căng thẳng
Một số người không cười không có nghĩa là họ khó chịu hay không hài lòng. Tuy nhiên vẻ mặt lại nói lên điều đó.
Xem thêm: Bộ Sưu Tập Ảnh Ảo Giác 3D Cực Thú Vị, 7 Ảnh 3D Ảo Ý Tưởng
Bạn hãy luôn mỉm cười khi bước vào một cuộc họp, hay khi nói chuyện điện thoại. Mọi người thường muốn giao tiếp với những người vui vẻ, tự tin. Mỉm cười cũng chính là cách làm giảm stress và khiến bạn hạnh phúc hơn.
Bắt tay là hành động đầu tiên tạo ấn tượng tốt - Ảnh: Vicinito
Bắt tay hời hợt
Cách bắt tay khi giao tiếp rất quan trọng. Bạn nên có một tư thế đĩnh đạc, bắt tay không quá lỏng hoặc quá chặt, đồng thời nhìn thẳng vào mắt người đó. Điều này sẽ mang lại cảm giác tin tưởng cho đối tác.
Một cái bắt tay hời hợt, lỏng lẻo sẽ dễ khiến người kia suy diễn nhiều điều về bạn.
Cử chỉ khi nói
Cùng với bắt tay, động tác cũng đóng vai trò quan trọng trong khi giao tiếp, có thể góp phần làm nội dung câu chuyện trở nên sinh động hơn, hay khiến đối tác mất tập trung vào điều bạn đang nói. Nếu bạn khoa chân múa tay quá nhiều, đối tác có thể nghĩ rằng bạn không chuyên nghiệp.
Mặc dù vậy, ngôn ngữ cử chỉ là rất quan trọng khi giao tiếp, khiến người khác chú ý lắng nghe hơn.
Không nhìn thẳng
Khi phỏng vấn xin việc, ai cũng biết rằng nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người quên mất điều này nơi công sở. Bạn không nên nhìn chằm chằm vào người đối diện, nhưng cũng không nhìn đi chỗ khác một cách quá nhanh chóng.
Khi có người nói chuyện với bạn, hãy nhìn vào mắt họ chứ đừng nhìn vào điện thoại hay máy tính. Giao tiếp bằng mắt giúp kết nối với mọi người và xây dựng lòng tin.
Ads by Blueseed
Cử chỉ đàng hoàng góp phần xây dựng hình ảnh đáng tin cậy cho bạn - Ảnh: Theuseof
Cử chỉ lóng ngóng
Ai cũng có lúc rơi vào tình huống không hề dễ chịu hoặc hồi hộp lo lắng. Khi đó, người ta thường có các hành động như bẻ ngón tay, gõ gõ ngón tay, dùng tay xoắn lọn tóc, cắn móng tay, cắn môi, hay cắn bút chì.
Nếu bạn có những hành động này thì bạn cũng thể hiện điều tương tự, đó là bạn không tự tin, hoặc không đáng tin trong một tình huống căng thẳng.
Hãy cố gắng thả lỏng bằng cách hít thở thật sâu, nghĩ tới một điều gì đó hoặc cầm lấy một đồ vật nào đó khiến bạn cảm thấy thoải mái.
Đứng quá gần hoặc quá xa
Đầu tiên, hãy luôn chú ý vào câu chuyện để tỏ sự quan tâm. Bạn cũng nên giữ một khoảng cách vừa đủ giữa mình và đồng nghiệp khi nói chuyện, lý tưởng là từ 1-2,5 m.
Nếu đứng quá gần, bạn sẽ bị coi là hung hăng hoặc thiếu tế nhị, còn nếu quá xa thì bạn sẽ bị nghĩ là không để tâm đến cuộc nói chuyện.
Hãy lịch thiệp suốt cuộc nói chuyện. Dù chỗ làm việc có thoải mái thế nào đi nữa, dựa vào tường, vào đồ đạc sẽ khiến người khác nghĩ rằng bạn quá thoải mái và không nghiêm túc trong công việc.
Người đàng hoàng sẽ luôn lắng nghe khi người khác nói. Hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách nghiêng đầu nhẹ, giao tiếp bằng ánh mắt, gật đầu, hoặc hơi hướng về phía trước - Ảnh: Vicinito
Liếc nhìn đồng hồ, điện thoại
Trừ khi công việc đòi hỏi bạn phải kiểm tra điện thoại thường xuyên, hãy tôn trọng đồng nghiệp bằng cách không nhìn vào điện thoại. Tương tự như vậy, nhìn vào đồng hồ thể hiện rằng bạn đang thấy ngao ngán, chán nản, hoặc đơn giản là thô lỗ, không tôn trọng người đối diện. Những cử chỉ này tuyệt đối nên tránh nơi công sở.
Khoanh tay
Nói chuyện mà khoanh tay cho thấy có vẻ như bạn đang thủ thế. Cử chỉ này khiến bạn trở nên xa cách và đối đầu.
Nếu bạn cảm thấy thất bại khi giao tiếp, có thể đó chính là lúc bạn nên nhìn lại xem hành động, cử chỉ của mình nói lên điều gì.