Với mong muốn tôn vinh vẻ đẹp và công lao của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử và hiện tại, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã ra đời với nhiều di sản độc đáo về vẻ đẹp và vai trò của phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Đây được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Hà Nội.
Bạn đang xem: 36 lý thường kiệt hà nội
Bảo tàng Phụ nữ
Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam – Nơi tôn vinh giá trị của người phụ nữ Việt
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm ở số 36 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một bảo tàng Giới với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình.
Vừa dịu dàng lại vừa kiên cường, người phụ nữ Việt Nam qua bao đời vẫn như vậy. Họ không chỉ là những người dân bình thường, họ là biểu tượng của một dân tộc
Với tổng số 25.000 hiện vật thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam – một bảo tàng với rất nhiều bước đột phá, từ không gian trưng bày đến cách chọn đề tài, giới thiệu hiện vật bằng ngôn ngữ đa phương tiện, khách tham quan tương tác trực tiếp với hiện vật thông qua từng câu chuyện cụ thể, tạo nên sự kết nối giữa hiện vật và người xem.
Chân dung phụ nữ các dân tộc
Mái nhà hình vòm phía trên được thiết kế độc đáo bằng những chiếc nón màu sắc, giúp tận dụng ánh sáng mặt trời tối đa, đảm bảo chiếu sáng cả tầng một nhưng không quá nóng vào mùa hè.
Mái vòm được trang trí bằng những chiếc nón truyền thống được trang trí đặc sắc
Tầng thứ hai của bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật từng gắn liền với cuộc sống người phụ nữ Việt Nam như công cụ làm việc, đồ trang sức… Một số hiện vật có niên đại từ thời trống đồng Đông Sơn.
Những dụng cụ thời kỳ 1954-1975 của phụ nữ Việt Nam
Hay mảng sắp đặt hình ảnh chân dung, phim tư liệu, hiện vật trưng bày, trong câu chuyện sử dụng xe máy Chaly vượt 35.600km qua 63 tỉnh thành để họa lại chân dung người mẹ Việt Nam của họa sĩ Đặng Ái Việt từ 2010 – 2012. Không gian trưng bày khiến người xem choáng ngợp với mảng chân dung bởi số lượng, và cảm phục tinh thần của người họa sĩ bởi sự “mong manh” nhỏ bé từ chiếc xe, đến chặng đường chinh phục và kết quả là những bức họa chân dung thật đặc biệt, gói trọn trong đó là tình cảm, tình yêu của người họa sĩ đến các mẹ Việt Nam anh hùng.
Chân dung các bà mẹ Việt Nam anh hùng (Nhiếp ảnh gia Đặng Ái Việt)
Xuyên suốt qua các không gian trưng bày ở bảo tàng dù ở đề tài cuộc sống, tôn giáo, dân tộc, ngành nghề, sự sáng tạo… đều gắn liền với vấn đề giới, nhân học xã hội. Các cuộc sắp đặt, trưng bày đã vượt khỏi khuôn phép, giới hạn của lối trưng bày hiện vật chết (hiện vật tủ kính), vốn rất dễ tạo nên sự buồn tẻ, nhàm chán cho bảo tàng.
Không gian tưng bừng, rộn ràng, tươi vui, đầy sức sống chính là bầu không khí chung ở khắp các gian trưng bày theo chủ đề Phụ nữ trong gia đình, trong lịch sử và phụ nữ với thời trang. Những bước đột phá của Bảo tàng Phụ nữ đã tạo một luồng sinh khí mới, một lối tư duy mới trong lĩnh vực bảo tàng, đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng, trở thành bảo tàng ăn khách nhất Hà Nội hiện nay.
Không chỉ trưng bày những hiện vật gắn liền với cuộc sống đời thường của người phụ nữ, bảo tàng còn trưng bày những chủ đề độc đáo đặc biệt như “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm- Đẹp- Vui”, đây là thứ tín ngưỡng dân gian nhạy cảm bởi ranh giới giữa những yếu tố văn hoá giá trị và phản giá trị là rất mong manh. Từ đó khẳng định giá trị văn hoá đích thực của tín ngưỡng.
Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam – Điểm tham quan hấp dẫn
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam không chỉ đơn giản là nơi để lưu giữ, trưng bày những di sản văn hóa mà còn là địa điểm lý tưởng để giới trẻ Việt Nam tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của đất nước và tôn vinh những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Với thiết kế hiện đại, sang trọng, nơi đây đã thu hút rất nhiều khách tham quan đến đây mỗi năm. Năm 2014, Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam thuộc top 3 trong tổng số 94 địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Hà Nội. Kết quả này được đánh giá theo bình chọn tại Website du lịch lớn nhất thế giới Trip
Advisor. Danh hiệu này đã được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giữ liên tiếp trong 3 năm 2012, 2013, 2014.
Bảo tàng nhận được những phản hồi rất tích cực từ người tham quan
Đây là nơi thu hút khách du lịch và cả những đoàn đại biểu trong nước và quốc tế
Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thường Kiệt – con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội. Đến với Bảo tàng, khách tham quan được tìm hiểu về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong dòng chảy lịch sử và văn hóa của đất nước qua những nội dung trưng bày khoa học, đẹp mắt và ấn tượng.
Những câu chuyện về phụ nữ ở khắp mọi miền rất đỗi bình dị, nhưng lại sâu sắc, ẩn chứa tình yêu, sự hi sinh và những đóng góp thầm lặng, tạo nên khí chất, vẻ đẹp và tầm quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng tôi sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu những giá trị, di sản và vẻ đẹp ấy đến với công chúng trong và ngoài nước, để mỗi chúng ta thêm tự hào, yêu thương và trân trọng họ.
Sự kiện “Chào hè cùng văn hóa Nhật Bản”
Sự kiện hứa hẹn sẽ là một món quà ý nghĩa dành tặng cho các bạn nhỏ và công chúng Thủ đô, đặc biệt là những người yêu mến văn hóa Nhật Bản.
Trưng bày thường xuyên
Cùng khám phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của phụ nữ Việt Nam qua các trưng bày của chúng tôi!
“Tiền Trường Sơn” – Ký ức và sứ mệnh
Trao cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam những kỷ vật gắn với những năm tháng gian khổ trên chiến trường năm xưa, Lê Thị Vọng Hương – cô y tá Trường Sơn năm nào bồi hồi kể lại những kỷ niệm khó quên và giấc mơ được trở thành bộ đội.
Bộ sưu tập hiện vật
Sự đa dạng trong bộ sưu tập của chúng tôi được phản ánh thông qua lịch sử của phụ nữ Việt Nam và những đóng góp quan trọng của họ.
Cuộc sống khổ cực trong lao tù đã là cực hình với nam giới, với nữ giới điều đó còn khủng khiếp hơn. Thế nhưng, những nữ chiến sỹ cách mạng Việt Nam, họ đã luôn kiên cường chiến đấu vượt qua mọi đòn roi của kẻ thù để giữ vững tinh thần và ý chí cách mạng.
Để có được nền hòa bình như ngày hôm nay đã có biết bao người con ưu tú ngã xuống, trong đó có cả sự hy sinh thầm lặng của những người lính biệt động. Một trong số những người lính biệt động năm ấy là bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, nữ biệt động gan dạ mang biệt danh “Chim sắt” của đội biệt động 159 ở Sài Gòn.
Đến Paris từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước nhà ở thế kỷ XX, bà Dương Thị Duyên, Trưởng phòng tin miền Nam, nữ nhà báo Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) từng được nhiều nhà hoạt động chính trị và thông tin báo chí quốc tế biết đến, nể phục.